Tổng hợp tình huống về tư cách hợp lệ trong đấu thầu mới nhất

Giải đáp các tình huống về tư cách hợp lệ của nhà thầu khi tham gia đấu thầu.

1. Tính hợp lệ của Bảo đảm dự thầu

Bảo đảm dự thầu ghi sai đơn vị thụ hưởng nhà thầu có bị loại?

Nếu tên bên mời thầu quy định trong hồ sơ mời thầu là Ban quản lý dự án công trình thành phố Cẩm Phả nhưng thư bảo lãnh của nhà thầu lại ghi thành “Ban quản lý các dự án công trình thành phố Cẩm Phả” (ghi thừa chữ “các”), tuy nhiên các nội dung khác đều đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì đây có thể coi là lỗi chính tả của đơn vị lập thư bảo lãnh và là sai sót không cơ bản nên không phải là cơ sở để loại bỏ nhà thầu, Trường hợp làm tên mới làm thay đổi tên đơn vị thụ hưởng thì hà thầu sẽ bị loại

Trường hợp hồ sơ yêu cầu cho phép nhà thầu được thực hiện bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng theo hình thức đặt cọc thì nhà thầu có thể nộp bảo đảm dự thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng séc hoặc bằng tiền mặt

Điểm d, Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định một trong các nội dung đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu là có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu….

Đối với vấn đề của đơn vị bà Oanh, việc đánh giá tính hợp lệ của bảo lãnh dự thầu được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên và thuộc trách nhiệm của bên mời thầu, tổ chuyên gia (Điều 74 và Điều 75 Luật Đấu thầu)

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 18 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu hợp lệ phải có bảo đảm dự thầu với giá trị và thời hạn hiệu lực đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu….

2. Tư cách hợp lệ về chứng chỉ năng lực hoạt động của tổ chức

Chứng chỉ năng lực xây dựng được cấp sau thời điểm chấm thầu có được chấp nhận?

Pháp luật xây dựng có quy định tổ chức tham gia hoạt động xây dựng (thi công xây dựng công trình) phải có chứng chỉ năng lực thi công xây dựng phù hợp, yêu cầu nhà thầu phải xuất trình chứng chỉ này trước khi ký kết hợp đồng…

Theo quy định tại Khoản 19, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tổ chức khi tham gia thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng. Tuy nhiên nếu xét năng lực thầu phụ trong giai đoạn đấu thầu theo biểu mẫu HSMT thì chỉ yêu cầu kê khai danh sách thầu phụ ứng với phần việc tương ứng, không có quy định bắt buộc. trong hợp sau khi ký kết hợp đồng chủ đầu tư đánh giá xem xét việc chấp thuận nhà thầu phụ đó.

Theo quy định tại Khoản 20, Điều 1 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 trường hợp tổ chức tham gia hoạt động xây dựng đối với các công trình có quy mô cấp IV thì phải đáp ứng điều kiện năng lực quy định tại Nghị định này và đã có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng từ hạng III trở lên…

Dịch vụ làm chứng chỉ năng lực tổ chức

3. Tính hợp lệ của chứng thư số

Chứng thư số hết hiệu lực có được tham gia đấu thầu?

Được tham gia đấu thầu “theo quy định tại Điểm d, Khoản 1, Điều 5 Luật Đấu thầu, nhà thầu đã có tên trên Hệ thống trước thời điểm đóng thầu 2 ngày làm việc thì được coi là có tư cách hợp lệ”. Trong quá trình đánh giá BMT yêu cầu nhà thầu nộp phí duy trì….

Trường hợp nhà thầu chưa nộp phí duy trì theo quy định tại Khoản 1, Điều 31 Thông tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC thì bên mời thầu cần yêu cầu nhà thầu nộp phí duy trì trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu

4. Tính hợp lệ về thời gian hiệu lực HSDT

Nhà thầu dự thầu với hiệu lực HSDT từ thời điểm mở thầu mà không phải là thời điểm đóng thầu có hợp lệ?

Luật Đấu thầu (Điều 4 Khoản 42) quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

Nếu nhà thầu không chấp nhận việc gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu không được xem xét tiếp và nhà thầu sẽ được nhận lại bảo đảm dự thầu.

Tôi xin hỏi, việc được phép gia hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là so với mốc thời gian được quy định trước đó trong hồ sơ yêu cầu, hồ sơ mời thầu và vẫn bảo đảm không vượt mốc thời gian tối đa theo quy định nêu trên hay gia hạn có thể vượt cả thời hạn tối đa như đã nêu (có thể gia hạn hiệu lực của hồ sơ đề xuất, hồ sơ dự thầu lên đến 220 ngày kể từ ngày đóng thầu)

Việc hồ sơ mời thầu quy định thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là 30 ngày, kể từ ngày có thời điểm đóng thầu là không trái với quy định của pháp luật đấu thầu. Tuy nhiên, chủ đầu tư phải bảo đảm đến khi ký kết hợp đồng thì hồ sơ dự thầu của nhà thầu vẫn còn hiệu lực.

Thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất là số ngày được quy định trong hồ sơ mời thầu và được tính kể từ ngày có thời điểm đóng thầu đến ngày cuối cùng có hiệu lực theo quy định trong hồ sơ mời thầu.

5. Tính hợp lệ về cấp doanh nghiệp

Doanh nghiệp quy mô nhỏ, siêu nhỏ không đáp ứng yêu cầu thì có cho phép các doanh nghiệp khác tham gia không?

Gói thầu có giá gói thầu không quá 5 tỷ đồng chỉ dành cho doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ

Trường hợp trong năm trước liền kề, nhà thầu (độc lập hoặc thành viên của nhà thầu liên danh) có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và đáp ứng 1 trong 2 tiêu chí: Tổng doanh thu không quá 50 tỷ đồng và tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng thì được coi là doanh nghiệp nhỏ

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều 14 Khoản 3 Điểm d) đã quy định rõ: Bên mời thầu phải tiếp nhận HSDT của tất cả các nhà thầu nộp HSDT trước thời điểm đóng thầu

Khoản 2, Điều 6 và Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể hóa tiêu chí xác định doanh nghiệp theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa như sau: Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực xây dựng theo quy định có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng

6. Bảo đảm cạnh trang trong đấu thầu

Doanh nghiệp có cổ phần của nhau có được cùng dự thầu?

Đơn vị của ông Mai Văn Kế (Hà Nội) đang lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp phòng cháy chữa cháy, quy mô dưới 5 tỷ đồng. Các nhà thầu tham dự có Công ty A và Công ty B. Trong đó, Công ty A nắm giữ 20% cổ phần của Công ty B. Trước tháng 12/2016, Công ty B là chi nhánh của Công ty A

Trường hợp công ty mẹ tham dự thầu thì được sử dụng năng lực, kinh nghiệm của công ty con tương ứng với phần công việc mà công ty mẹ huy động công ty con thực hiện.

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP (Điều Trường hợp công ty được tách từ một phòng, ban của Công ty mẹ và toàn bộ nhân sự, thiết bị của phòng, ban đó chuyển từ Công ty mẹ sang công ty mới thì công ty mới được thừa hưởng toàn bộ năng lực, kinh nghiệm của phòng, ban cũ trong đấu thầu

Khoản 2, Điều 6 và Khoản 2, Điều 8 Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ cụ thể hóa tiêu chí xác định doanh nghiệp theo quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa như sau: Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực xây dựng theo quy định có số lao động tham gia BHXH bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *