Nhà thầu chính được phép giao bao nhiêu % cho nhà thầu phụ? có quy định hạn chế tỉ lệ giao thầu phụ hay không?

1. Quy định các loại nhà thầu trong luật đấu thầu.

Theo Luật đấu thầu 2013 có quy định: Nhà thầu có tư cách hợp lệ khi đáp ứng dược những điều kiện theo quy định của pháp luật như được đăng ký thành lập đúng theo quy định của pháp luật đề ra, hoạt động trên cơ sở do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại quốc gia đấu thầu hoạt động cấp, được hạch toán độc lập về tài chính không phụ thuộc và bất kỳ cơ quan tổ chức nào trong việc hạch toán.

Bên cạnh đó nhà đầu tư hay nhà thầu để có tư cách hợp lệ phải không đang lâm vào tình trạng phá sản, đang trong quá trình giải thể hoặc có nợ mà không có khả năng chi trả. Nhà đầu tư hay nhà thầu phải đã đăng ký trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, ngoài ra phải không đang trong thời gian bị cấm tham dự thầu, trường hợp đã lựa chọn danh sách ngắn phải đã có tên trong danh sách ngắn.

Trường hợp là nhà thầu nước ngoài thì khi tham dự đấu thầu quốc tế tại Việt Nam thì bắt buộc phải liên danh với nhà thầu Việt Nam hoặc là phải có nhà thầu phụ trong nước. Tuy nhiên nếu tất cả nhà thầu trong nước đều không đáp ứng được điều kiện để tham gia gói thầu thì điều kiện này có thể loại trừ, tức nhà thầu nước ngoài có thể độc lập tham gia đấu thầu khi nhà thầu Việt Nam không đủ năng lực.

Khi đã có tư cách hợp lệ thì tổ chức được tham dự đấu thầu một cách độc lập hay có thể liên danh để tham gia dự thầu, nếu liên danh thì phải thỏa thuận bằng văn bản quy đinh rõ trách nhiệm của các bên để xác định về quyền và nghĩa vụ để tránh trường hợp phát sinh tranh chấp cũng như xác định nghĩa vụ mỗi bên thực hiện.

Nhà thầu bao gồm có nhà thầu chính và có cả nhà thầu phụ tùy theo từng công trình cũng như nhu cầu của nhà thầu. Nhà thầu chính sẽ có trách nhiệm tham dự thầu, nếu được lựa chọn thực hiện gói thầu sẽ trực tiếp ký kết và thực hiện hợp đồng với chủ đầu tư, nhà thầu chính không nhất thiết là nhà thầu độc lập mà có thể là nhà thầu liên danh.

Nhà thầu phụ tham gia thực hiện gói thầu thông qua thực hiện ký kết hợp đồng với nhà thầu chính trong một hoặc một số hạng mục nào đó trong gói thầu, chứ bản thân nhà thầu phụ không tham gia ký kết hợp đồng với bên giao thầu. Nhà thầu phụ có thể nhà thầu phụ đặc biệt hoặc nhà thầu phụ thông thường, nhà thầu phụ được coi đặc biệt khi nhà thầu này thực hiện công việc đóng vai trò quan trọng trong gói thầu do nhà thầu chính đề xuất trong hồ sơ mà nhà thầu chính dự thầu, tuy nhiên đề xuất này phải dựa trên quy định trong hồ sơ mời thầu hay hồ sơ yêu cầu.

Xem thêm
Thầu phụ cho cả hai nhà thầu liên doanh có sai quy định của luật?
Nhà thầu phụ có cần phải ký hợp đồng với chủ đầu tư không, có phải có xác nhận của chủ đầu tư đơn vị là nhà thầu phụ không?

2. Nhà thầu chính được phép giao bao nhiêu % cho nhà thầu phụ?

Về vấn đề tỷ lệ công việc thầu chính và thầu phụ được thực hiện sẽ do thầu chính và thầu phụ thỏa thuận với nhau trên cơ sở các yêu cầu của chủ đầu tư. Đối với từng gói thầu, tùy theo quy mô, tính chất, chủ đầu tư sẽ quy định tỷ lệ sử dụng thầu phụ được sử dụng để thực hiện gói thầu nhằm đảm bảo công trình được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.

Khi tham gia dự thầu thì nhà thầu chính phải thực hiện kê khai danh sách nhà thầu phụ, nhà thầu phụ đặc biệt sẽ tham gia hạng mục công trình nào trong hồ sơ tham gia dự thầu hay hồ sơ đề xuất.

Tuy nhiên Điều 89 Luật đấu thầu 2013 quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu, trong đó có quy định cấm đối với hành vi chuyển nhượng thầu. Theo đó chuyển nhượng thầu bao gồm: việc nhà thầu chuyển nhượng phần công việc trong gói thầu cho nhà thầu khác có giá trị từ mười phần trăm trở lên hoặc là trường hợp dưới mười phần trăm nhưng có giá trị giao thầu trên năm mươi tỷ đồng tính trên giá hợp đồng của các bên sau khi đã trừ đi phần công việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu phụ; việc Chủ đầu tư đồng ý cho nhà thầu chuyển nhượng phần công việc thuộc trách nhiệm thực hiện của nhà thầu. Đây là những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm. Do đó, chủ đầu tư, nhà thầu cần tránh vi phạm trong quá trình thực hiện hợp đồng.

3. Có quy định hạn chế tỉ lệ giao thầu phụ hay không?

Chưa có định nghĩa thế nào là “chuyển nhượng thầu” và Luật không khống chế tỷ lệ % công việc (giá trị) mà nhà thầu phụ được phép thực hiện, Đối với từng gói thầu, tùy theo quy mô, tính chất, chủ đầu tư sẽ quy định tỷ lệ sử dụng thầu phụ được sử dụng để thực hiện gói thầu nhằm đảm bảo công trình được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.

Ban biên tập Kênh đấu thầu

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *