Nhà thầu phụ bắt buộc phải có chứng chỉ năng lực xây dựng?

Độc giả Lê Hoàng (thành phố Hà Nội) đặt câu hỏi như sau: Đơn vị tôi đang thi công một số công trình xây dựng cấp 1 (đơn vị đã được cấp chứng chỉ hoạt động xây dựng – hạng 1). Trong quá trình thi công đơn vị có sử dụng một số nhà thầu phụ (ví dụ: Nhà thầu thi công phần cọc khoan nhồi, tường vây; nhà thầu thi công phần ngầm; nhà thầu thi công phần cửa;….).

Tôi muốn hỏi, các nhà thầu phụ như nêu trên có phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng không?

Xem thêm tình huống liên quan:
Chứng chỉ năng lực xây dựng được cấp sau thời điểm chấm thầu có được chấp nhận?
Chưa có chứng chỉ năng lực có được thi công công trình cấp IV?

Bộ Xây dựng trả lời vấn đề này như sau:

Theo quy định tại Khoản 19, Điều 1 Nghị định số 42/2017/NĐ-CP ngày 5/4/2017 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng thì tổ chức khi tham gia thi công xây dựng công trình phải có chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng.

Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực thì chỉ được thực hiện các công việc theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về năng lực của tố chức, cá nhân tham gia hoạt động xây dựng.

Ai đánh giá năng lực nhà thầu phụ

Trong đấu thầu được phân ra làm 3 loại: Nhà thầu chính “ trong nhà thầu chính thì có thể là liên danh nhà thầu”, nhà thầu phụ, nhà thầu phụ đặc biệt

Việc kê khai nhà thầu phụ trong giai đoạn đấu thầu thì theo biểu mẫu HSMT thì chỉ yêu cầu kê khai danh sách thầu phụ ứng với phần việc tương ứng, không có quy định bắt buộc phải có chứng chỉ, nhà thầu chính sẽ chịu trách nhiệm về chất lượng và tiến độ với chủ đầu tư.

Trường hợp là giai đoạn thực hiện hợp đồng thì chủ đầu tư tự xem xét năng lực của nhà thầu phụ khi nhà thầu chính trính lên.

Ban biên tập KĐT.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *